Khi Thực tập sinh làm việc để có được cuộc sống vui vẻ, khoẻ mạnh và làm việc tốt tại Nhật Bản thì các bạn cần tuân thủ các quy định và luật pháp của Nhật Bản cũng như các quy tắc và tác phong trong sinh hoạt xã hội của đất nước Nhật Bản. Công ty Hattoco., Jsc xin đưa ra một số điểm cần lưu ý trong sinh hoạt tại Nhật Bản, các bạn hãy hiểu rõ những điểm này trước khi sang Nhật Bản
- Nghiêm cấm làm việc ngoài tư cách lưu trú: Các hoạt động mà thực tập sinh được phép thực hiện do luật Quản lý nhập cảnh của Nhật Bản quy định, do đó các việc như làm thêm, làm tại nhà, v.v… là các công việc ngoài tư cách lưu trú nên sẽ bị nghiêm cấm. Trong trường hợp làm các công việc ngoài tư cách lưu trú, thực tập sinh sẽ bị cưỡng chế về nước. Vì thế tuyệt đối thực tập sinh không được vi phạm.
- Không để người ở bên ngoài lôi kéo, dụ dỗ: Đã có rất nhiều trường hợp người từ bên ngoài dụ dỗ, lôi kéo rằng nếu sang làm cho công ty khác với mức lương cao hơn hiện tại. Các bạn không nên nghe theo những lời dụ dỗ, lôi kéo này để bỏ trốn khỏi doanh nghiệp tiếp nhận và sang làm việc cho các doanh nghiệp Nhật Bản khác.
- Thực tập sinh nên tự quản lý thẻ ngoại kiều và hộ chiếu: Sau khi nhập cảnh, thực tập sinh phải luôn mang theo hộ chiếu bên mình cho đến khi được cấp thẻ ngoại kiều. Sau khi được cấp thẻ ngoại kiều rồi thì phải luôn mang thẻ này theo người thay cho hộ chiếu. Hộ chiếu chỉ cần dùng trong trường hợp làm thủ tục gia hạn thời gian lưu trú hoặc thay đổi tư cách lưu trú vì vậy các bạn nên tự bảo quản lấy hộ chiếu thật cẩn thận để tránh bị mất cắp.
- Tuân thủ các quy tắc giao thông: Mỗi năm đều xảy ra tình trạng thực tập sinh bị tai nạn giao thông do không quen với các quy tắc giao thông của nhật. vậy lên các thự tập sinh lên biết 1 số quy tắc giao thông cơ bản tại nhật :
Quy tắc giao thông cơ bản tại Nhật Bản là “xe đi bên trái, người đi bên phải”. Các bạn cần tuyệt đối tuân thủ quy tắc này.
Ngoài ra, người lái xe ô tô sẽ chỉ điều khiển xe theo tín hiệu giao thông nên khi đèn giao thông dành cho người đi bộ đang là màu đỏ thì tuyệt đối không được qua đường. Xe ô tô sẽ không dừng lại khi đèn giao thông dành cho xe ô tô đang là màu xanh, vì thế nếu qua đường vào lúc đó sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Khi đi xe đạp cũng vậy, hãy cẩn thận đi sang lề đường bên trái theo tín hiệu giao thông để tránh xảy ra tai nạn.
5. Quản lý sổ ngân hàng : Thực tập sinh phải tự mình quản lý lấy tiền bạc, sổ ngân hàng, con dấu và thẻ rút tiền, v.v… Nghiêm cấm các đoàn thể, doanh nghiệp tiếp nhận bảo quản những giấy tờ này thay cho thực tập sinh kỹ năng.
6. Giữ Gìn sức khỏe tốt : Có những trường hợp thực tập sinh kỹ năng bị thương hay bị bệnh trong thời gian thực tập kỹ năng, hoặc phát tâm bệnh do những khác biệt trong sinh hoạt do lần đầu tiên sinh sống tại nước ngoài. Vì thế, ngoài việc phải ăn uống đủ chất, điều độ, thì khi có gì lo lắng, phiền muộn, các bạn không nên chịu đựng một mình, hãy chia sẻ với đồng nghiệp hay nhân viên hướng dẫn sinh hoạt hoặc liên lạc với gia đình.
7.Phòng chống tai nạn trong khi làm việc: Việc quản lý sức khoẻ và an toàn trong thời gian làm việc là trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan tiếp nhận, nhưng bản thân thực tập sinh cũng phải nỗ lực làm theo hướng dẫn của cơ quan tiếp nhận để đảm bảo an toàn và tránh xảy ra sự cố.
Đặc biệt cần chú ý các điểm sau:
(1) Làm theo chỉ thị của cấp trên và nhân viên hướng dẫn tại nơi làm việc.
(2) Tuân thủ trình tự công việc, không hành động tuỳ tiện.
(3) Cần phải kiểm tra an toàn khi sử dụng các nguyên liệu có nhiệt độ cao, các nguyên liệu dễ bị rơi rớt khi làm việc ở trên cao.
(4) Phải trang bị các dụng cụ, trang phục bảo hộ như đội mũ bảo hộ, giày bảo hộ, đeo bao tay, kính, mặt nạ, dây an toàn,v.v… trong các trường hợp bắt buộc.
(5) Sắp xếp gọn gàng ngăn nắp nơi làm việc.
(6) Xử lý rác Tại Nhật Bản: Nhật Bản rất quan tâm đến vấn để ngăn chặn ô nhiễm môi trường và giảm mức khí thải Các-bon-níc (CO2), các thị trấn và làng mạc đều thực hiện việc phân loại và thu gom rác sinh hoạt. Tuỳ theo thành phố, thị trấn và làng mạc mà rác đã được phân loại được thu gom vào những ngày khác nhau. Do đó, thực tập sinh phải theo hướng dẫn của nhân viên hướng dẫn sinh họat, vứt các loại rác được quy định vào đúng ngày quy định.
(7)Thuế cư trú: Thuế cư trú của Nhật Bản được đánh theo mức thu nhập của năm trước đó. Vì thế đối với phần thu nhập của năm đầu tiên khi mới tới Nhật Bản sẽ không phải đóng thuế cư trú. Tuy nhiên đến năm trở về nước thì các bạn phải đóng toàn bộ tiền thuế cư trú đối với phần thu nhập của năm trước đó. Cần lưu ý là có trường hợp doanh nghiệp tiếp nhận sẽ tự động khấu trừ toàn bộ tiền thuế cư trú vào tháng lương cuối cùng.
Chúc các Thực tập sinh có một cuộc sống vui vẻ tại đất nước Nhật Bản xinh đẹp !