Nhật Bản là một trong những thị trường lớn nhất thế giới và là thị trường thương mại quan trọng của Việt Nam. Trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường trên thế giới thì Nhật Bản chiếm tỷ trọng lên đến 10%.
Tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản trong năm 2014, Nhật Bản xếp thứ 4 trong tất cả các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; trong đó, xếp thứ 2 về xuất khẩu và xếp thứ 3 về nhập khẩu. Với xu hướng cam kết mở cửa thị trường hàng hóa ngày càng sâu rộng cũng đồng nghĩa với những thách thức đối với các DN ngày càng lớn, đó là sức ép về cạnh tranh, về khả năng tận dụng lợi ích từ FTA mang lại; và thị trường Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ.
Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm1999. Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD, nhanh chóng tăng lên đến 8,5 tỷ USD vào năm 2005, 10 tỷ USD năm 2006, 12 tỷ USD năm 2007, và 17 tỷ USD năm 2008. Tuy nhiên trong năm 2009, vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tổng thương mại giảm xuống 12,2 tỷ trong năm 2009, nhưng nhanh chóng phục hồi lại đến 16 tỷ USD trong năm 2010.
Theo nội dung FTA Việt Nam - Nhật Bản, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu lực, ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất. Trong vòng 10 năm, theo thỏa thuận, Việt Nam và Nhật Bản cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
Kể từ khi FTA có hiệu lực, Nhật Bản ngày càng trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa liên tục tăng trưởng và mặt hàng xuất khẩu đa dạng hơn.
Năm 2014, Nhật Bản là bạn hàng thương mại lớn thứ tư của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 27,612 tỷ USD.
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 8 tháng tính từ đầu năm 2015, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam-Nhật Bản đạt gần 19 tỷ USD, giảm 21% so với cùng kỳ của năm 2014. Trong đó, tổng trị giá hàng hóa các công ty Việt Nam nhập khẩu hàng hóa xuất xứ từ Nhật Bản là 9,7 tỷ USD, tăng mạnh 22% so với năm 2014 và chiếm 9% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhóm hàng máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng khác được nhập nhiều nhất trong 8 tháng năm 2015 với trị giá 3,2 tỷ USD tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, các nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện... là một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam khá cao, chiếm hơn 33% tổng kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam của các mặt hàng có xuất xứ từ Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2015.
Ở chiều ngược lại, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các công ty Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong 8 tháng năm 2015 đạt gần 9,3 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước đó và chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong 8 tháng từ đầu năm 2015, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ quan trọng đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: hàng dệt may (đạt 1,7 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2014); dầu thô (đạt 489 triệu USD, giảm 62% so với năm 2014); hàng thủy sản đạt 650 triệu USD …
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, lợi ích của DN Việt Nam thu được từ việc thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế (VJEPA) và FTA đã tham gia trong những năm qua chưa phản ánh được tiềm năng thương mại trong nước.Vì vậy, theo Bộ công thương VN, các DNVN cần đầu tư phù hợp để cải thiện năng lực kinh doanh, giám sát tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất khẩu; đồng thời tích cực thực hiện công tác xúc tiến thương mại để khai thác tốt hơn tiềm năng từ thị trường Nhật Bản và tận dụng triệt để những thuận lợi các FTA .
Tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản trong năm 2014, Nhật Bản xếp thứ 4 trong tất cả các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; trong đó, xếp thứ 2 về xuất khẩu và xếp thứ 3 về nhập khẩu. Với xu hướng cam kết mở cửa thị trường hàng hóa ngày càng sâu rộng cũng đồng nghĩa với những thách thức đối với các DN ngày càng lớn, đó là sức ép về cạnh tranh, về khả năng tận dụng lợi ích từ FTA mang lại; và thị trường Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ.
Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm1999. Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD, nhanh chóng tăng lên đến 8,5 tỷ USD vào năm 2005, 10 tỷ USD năm 2006, 12 tỷ USD năm 2007, và 17 tỷ USD năm 2008. Tuy nhiên trong năm 2009, vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tổng thương mại giảm xuống 12,2 tỷ trong năm 2009, nhưng nhanh chóng phục hồi lại đến 16 tỷ USD trong năm 2010.
Theo nội dung FTA Việt Nam - Nhật Bản, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu lực, ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất. Trong vòng 10 năm, theo thỏa thuận, Việt Nam và Nhật Bản cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
Kể từ khi FTA có hiệu lực, Nhật Bản ngày càng trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa liên tục tăng trưởng và mặt hàng xuất khẩu đa dạng hơn.
Năm 2014, Nhật Bản là bạn hàng thương mại lớn thứ tư của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 27,612 tỷ USD.
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 8 tháng tính từ đầu năm 2015, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam-Nhật Bản đạt gần 19 tỷ USD, giảm 21% so với cùng kỳ của năm 2014. Trong đó, tổng trị giá hàng hóa các công ty Việt Nam nhập khẩu hàng hóa xuất xứ từ Nhật Bản là 9,7 tỷ USD, tăng mạnh 22% so với năm 2014 và chiếm 9% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhóm hàng máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng khác được nhập nhiều nhất trong 8 tháng năm 2015 với trị giá 3,2 tỷ USD tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, các nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện... là một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam khá cao, chiếm hơn 33% tổng kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam của các mặt hàng có xuất xứ từ Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2015.
Ở chiều ngược lại, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các công ty Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong 8 tháng năm 2015 đạt gần 9,3 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước đó và chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong 8 tháng từ đầu năm 2015, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ quan trọng đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: hàng dệt may (đạt 1,7 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2014); dầu thô (đạt 489 triệu USD, giảm 62% so với năm 2014); hàng thủy sản đạt 650 triệu USD …
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, lợi ích của DN Việt Nam thu được từ việc thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế (VJEPA) và FTA đã tham gia trong những năm qua chưa phản ánh được tiềm năng thương mại trong nước.Vì vậy, theo Bộ công thương VN, các DNVN cần đầu tư phù hợp để cải thiện năng lực kinh doanh, giám sát tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất khẩu; đồng thời tích cực thực hiện công tác xúc tiến thương mại để khai thác tốt hơn tiềm năng từ thị trường Nhật Bản và tận dụng triệt để những thuận lợi các FTA .